Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
3887288

COVID-19 và Đái Tháo Đường – NHỮNG CÂU HỎI VÀ CÁC KHUYẾN CÁO THEN CHỐT


Chúng Ta Có Bằng Chứng Nào Về Nguy Cơ Nhiễm Covid-19 Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Tuýp 2?

Có bằng chứng cho thấy bệnh đái tháo đường (tiểu đường) làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nói chung, nhưng chưa có bằng chứng rõ ràng về tăng nguy cơ nhiễm COVID-19. Một phân tích gộp nhiều nghiên cứu cho thấy không có tăng nguy cơ nhiễm bệnh trong khi những nghiên cứu khác báo cáo có tăng nguy cơ .

Một phân tích gộp lớn của Trung Quốc  cho thấy những người tử vong thường có bệnh lý đồng mắc đi kèm và đái tháo đường là một trong những bệnh đồng mắc đó. Nhưng bản thân bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường) cũng có liên quan với các bệnh đồng mắc khác nên rất khó mà đánh giá nguyên nhân tử vong là do các bệnh đồng mắc hay do bản thân bệnh đái tháo đường. Bệnh nhân đái tháo đường (bệnh tiểu đường) có thể có thừa cân, béo phì và một số người có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nhưng trong một khảo sát quốc gia trên 1590 bệnh nhân COVID-19 ở Trung Quốc, sau khi hiệu chỉnh với tuổi tác, hút thuốc và các bệnh kèm theo khác, bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường) là một yếu tố nguy cơ độc lập làm tăng kết cục gộp bao gồm nhập khoa chăm sóc đặc biệt, cần thông khí và tử vong.

Kiểm Soát Đường Huyết Kém Có Tác Động Như Thế Nào Đến Nguy Cơ Bị Covid-19 Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Tuýp 2?

Kiểm soát đường huyết tốt có vai trò rất quan trọng  và được nhấn mạnh thường xuyên . Do đại dịch COVID mới xuất hiện, có rất ít  dữ liệu về kiểm soát đường huyết và kết quả, do đó có lẽ thích hợp nhất là tuân theo các khuyến cáo kết hợp cùng chiến lược điều trị được áp dụng đối với các bệnh dịch nhiễm trùng tương tự. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân nhập viện rõ ràng cần phải có các chiến lược điều trị được điều chỉnh cẩn thận giúp kiểm soát đường huyết tối ưu. Một nghiên cứu lớn trên 7000 bệnh nhân cho thấy kiểm soát đường huyết tốt (với  đường huyết dao động trong khoảng từ  3,9 đến 10,0 mmol/L) làm giảm tỷ lệ tử vong rõ rệt so với kiểm soát đường huyết kém (giới hạn trên của dao động đường huyết vượt quá 10,0 mmol/L) .

Những Yếu Tố Nào Có Thể Dẫn Đến Kiểm Soát Đường Huyết Kém Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Tuýp 2 Trong Giai Đoạn Đại Dịch Covid-19 Này?

1. Hạn chế đi lại

Hạn chế đi lại là một biện pháp mạnh đối với nhiều người. Sự đơn độc có thể dẫn đến mất khả năng tự chăm sóc và trong một số trường hợp có thể tự làm hại bản thân. Nhiều lời khuyên hợp lý đã được đưa ra để giải quyết vấn đề này, tập trung vào việc duy trì thói quen, tự đảm nhận công việc hoặc học các kỹ năng mới, giao tiếp với người khác bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông hiện đại.

2. Ít tập thể dục

Chính phủ nhấn mạnh rằng không nên bỏ tập thể dục trong thời gian bị hạn chế đi lại và đã khuyến khích những người tự cách ly nên tập thể dục ngoài trời một hoặc hai lần mỗi ngày, trong khi vẫn duy trì dãn cách xã hội.

IMG_20200819_155346[1].jpg


3. Chế độ ăn kém
Hạn chế đi lại có thể gây những khó khăn nghiêm trọng đối với nhiều người dẫn đến chế độ ăn uống kém hơn. Tuy nhiên, điều này cũng có mặt lợi là thức ăn nhanh sẽ không ảnh hưởng đến và có cơ hội để tự nấu ăn cho bản thân. Chế độ ăn được cải thiện với lượng calo ít hơn và nhiều thành phần có lợi hơn.

4. Ít tiếp xúc với bác sĩ/ ít theo dõi bệnh mãn tính
Tỷ lệ bệnh tật và tử vong của Covid-19 vẫn chưa được đánh giá một cách đầy đủ – đặc biệt là về khía cạnh các bệnh nghiêm trọng khác. Tỉ lệ tử vong chung hàng năm đều tăng ở hầu hết các quốc gia vượt quá số trường hợp nhiễm trùng đã biết – và đây là hậu quả của các bệnh không được điều trị. Nhồi máu cơ tim, đột quỵ và ung thư không được phát hiện và điều trị kịp thời. Những bệnh nhân có triệu chứng ban đầu của các căn bệnh nghiêm trọng bị ứ đọng lại và hoàn toàn không được giải quyết vào thời điểm này .

5. Giảm tiếp cận với thuốc
Nhìn chung, các chính phủ đã cố gắng đảm bảo có đầy đủ các loại thuốc thiết yếu. Vấn đề sẽ trầm trọng khi không dự đoán được các nhu cầu cần điều trị tích cực, thường là trong điều trị kiểm soát đường huyết trong bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường). Cũng có nhu cầu chưa được đáp ứng trong điều trị tăng huyết áp hoặc mỡ máu không được phát hiện. Việc không thể giám sát và chăm sóc thường xuyên sẽ dẫn đến tăng tỷ lệ mắc bệnh trong tương lai.

Làm Thế Nào Để Giảm Nguy Cơ Cho Bệnh Nhân Bị Đái Tháo Đường (Tiểu Đường) Tuýp 2 Và Covid-19?
Dường như những yếu tố nguy cơ gây hại cho bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường), đặc biệt là đái tháo đường tuýp 2 là có các bệnh đồng mắc đi kèm. Một trong những nguy cơ đáng kể này là thừa cân, vì vậy cần nhấn mạnh các biện pháp thường được áp dụng như chế độ ăn uống tiết chế và tập thể dục đều đặn. Cần nỗ lực để giảm cân nặng xuống gần mức bình thường và tăng dự trữ hô hấp. Hạn chế đi lại tạo điều kiện giúp tự chăm sóc và tuân thủ thói quen giúp giảm nguy cơ liên quan đến COVID và giúp có sức khỏe trong tương lai.


Cần Có Khuyến Cáo Gì Cho Bệnh Nhân Và Bác Sĩ Giúp Duy Trì Hoặc Đạt Được Kiểm Soát Đường Huyết Trong Và Sau Thời Gian Hạn Chế Đi Lại?

Trong thời gian hạn chế đi lại bệnh nhân đái tháo đường (bệnh tiểu đường) có thời gian và cơ hội tuân thủ chế độ ăn uống và tập thể dục nhiều hơn. Tự theo dõi đường huyết nếu có sẵn thiết bị là yếu tố quan trọng giúp đạt được kiểm soát đường huyết tốt. Sau hạn chế đi lại nhu cầu cần tái khám của hàng ngàn bệnh nhân sẽ tăng, tăng nhu cầu cần đo HbA1c, huyết áp, mỡ máu và sàng lọc các biến chứng. Số lượng bệnh nhân cần sàng lọc biến chứng võng mạc và có lẽ điều trị bằng laser, đo ECG và khởi trị insulin cũng gia tăng. Do đó sẽ quá tải cho những cơ sở chăm sóc và điều trị bệnh mãn tính. Thiếu sự chăm sóc điều trị thích hợp được coi là nguy cơ hàng đầu đối với bệnh nhân đái tháo đường .


Khuyến Cáo Gì Giúp Duy Trì Kiểm Soát Đường Huyết Cho Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Bị Covid-19?
Khi được chẩn đoán bị COVID-19, bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường) cần phải có nhận thức rằng họ có nguy cơ rất cao [2]. Cần liên lạc ngay với bác sĩ giúp duy trì kiểm soát đường huyết và xem xét điều trị insulin sớm. Cần theo dõi đường huyết thường xuyên và kiểm tra ceton đối với những bệnh nhân có đường huyết mất kiểm soát. Các đồng thuận khuyến cáo về thận trọng khi ngưng các điều trị hiện tại sớm, mục tiêu đường huyết bình thường và sử dụng insulin sớm – có lẽ cần liều cao – nếu bệnh nặng cần phải nằm chăm sóc tích cực .

Khuyến Cáo Nào Cho Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Tuýp 2 Đang Điều Trị Với Gliclazide MR Có Nguy Cơ Hoặc Đang Bị Covid-19?
Các biện pháp điều trị được đề nghị và thảo luận trong nhiều hướng dẫn [2]. Có thể tiếp tục dùng các thuốc hạ đường huyết uống khi có chế độ ăn uống phù hợp ngay cả trong môi trường bệnh viện. Gliclazide MR không gây ra mối đe dọa lớn về hạ đường huyết (ngoại trừ khi chế độ ăn uống bị giảm). Nhưng khi bệnh diễn biến nặng hơn nên kiểm soát đường huyết bằng insulin. Khi bệnh nhân nằm ở khoa chăm sóc đặc biệt bắt buộc phải dùng insulin.

Khuyến Cáo Giúp Bệnh Nhân Kiểm Soát Hậu Quả Tâm Lý Trong Thời Gian Bị Hạn Chế Đi Lại Như Thế Nào?
Sức khỏe tinh thần xấu hơn đối với một số bệnh nhân trong thời gian bị hạn chế đi lại. Chúng ta về bản chất là một loài sống tập thể, hạn chế đi lại và cách ly có thể dẫn đến những hậu quả xấu. Tất cả chúng ta nên nhận thức được điều này và nỗ lực liên lạc với nhau một cách tốt nhất có thể và những người có thời gian nên cố gắng gọi điện thoại, nhắn tin và gửi email cho những người khác có thể đang sống trong cô đơn hoặc lo lắng.

 IMG_20200819_155350[1].jpg
                                                                         Khoa: Khám Bệnh

Sáng: 7h30 - 11h30 | Chiều: 13h30 - 17h