Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
3887288

ĐIỀU TRỊ ZONA THẦN KINH- KHOA TRUYỀN NHIỄM BVĐKTP

 Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa Thành phố Thanh Hóa là khoa lâm sàng thực hiện khám chữa bệnh bằng phương pháp nội khoa, phù hợp với nhiệm vụ phân hạng của Bệnh viện và là địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy của người dân Thành phố.

ce7ac1e7974868163159.jpg

Bệnh zona thần kinh

Zona thần kinh không phải căn bệnh quá nguy hiểm nhưng rất dễ để lại biến chứng nếu không được điều trị đúng cách. Bệnh nhân cần đi khám hoặc tư vấn với bác sĩ, tuyệt đối không tự ý điều trị vì bệnh dễ gây nhầm lẫn.

Zona thần kinh là gì?

Bệnh zona là một bệnh về da cấp tính do một loại virus thần kinh gây nên. Bệnh xảy ra tất cả các mùa trong năm và thường gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, hay gặp ở người trưởng thành và người lớn tuổi. Bệnh gây nên thương tổn thần kinh ngoại biên.

Bệnh do một loại virus gọi là varicella-zoster - virus gây bệnh thủy đậu gây nên. Sau khi người bệnh mắc thủy đậu, virus đột nhập vào cơ thể, tiềm ẩn ở sừng sau của tủy sống khi gặp điều kiện thuận lợi như suy giảm hệ miễn dịch, suy nhược cơ thể, sang chấn tâm lý thì bung ra gây bệnh.

Mặc dù bệnh zona có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên cơ thể, nó thường xuất hiện như một vùng từ giữa lưng xung quanh một bên ngực vào xương ức.

Cách tốt nhất để phân biệt các loại bệnh này, tránh nhầm lẫn là đi khám hoặc tư vấn với các bác sỹ Bệnh nhân không nên tự chẩn đoán và điều trị tại nhà khi chưa rõ nguyên nhân.

Đau nhức kéo dài ở vùng da bị zona là do tổn thương các rễ thần kinh nên gọi là zona thần kinh.

Triệu chứng zona thần kinh

Nổi ban đỏ trên da, sau đó hình thành đám mụn nước, bọng nước nhỏ, tụ lại thành từng chùm.

 

Mụn ban đầu căng, dịch trong, sau đó chuyển thành mủ, màu đục

Mụn nước vỡ, đóng vảy trong khoảng 7-10 ngày, để lại sẹo lấm tấm trắng trên da

Mọc trên đường đi của dây thần kinh ngoại biên

Đau rát, tê râm ran, ngứa ngáy âm ỉ như kim châm, giật giật theo cơn ở vùng da nhiễm bệnh

Biến mất sau 2-4 tuần

Sốt và ớn lạnh

Đau nhức

Nhức đầu

Mệt mỏi

Ù tai bên vùng da bị bệnh

Đi loạng choạng, sợ ánh sáng, rối loạn bài tiết mồ hôi

 

Nguyên nhân bị zona thần kinh

Bệnh zona là do virus varicella-zoster - cùng một loại virus gây bệnh thủy đậu.

Bất cứ ai bị bệnh thủy đậu có thể phát triển bệnh zona. Sau khi phục hồi từ bệnh thủy đậu, virus có thể nhập vào hệ thống thần kinh và nằm ẩn trong nhiều năm. Cuối cùng, nó có thể kích hoạt và đi dọc theo đường dây thần kinh đến làn da.

Lý do không rõ ràng. Nhưng nó có thể là do giảm khả năng miễn dịch nhiễm trùng khi già đi. Phổ biến hơn ở người lớn tuổi và ở những người có hệ thống miễn dịch yếu.

Zona thần kinh có lây không?

Bệnh zona thần kinh không lây trực tiếp từ người này sang người khác. Tuy nhiên, tiếp xúc với mụn nước của người bệnh có thể gây lây nhiễm virus varicella-zoster. Với người chưa bị thủy đậu hoặc chưa tiêm phòng thì rất dễ có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu.

Bệnh thủy đậu có thể nguy hiểm đối với một số nhóm người và nên tránh tiếp xúc với: người có hệ thống miễn dịch yếu, trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai.

Zona thần kinh dễ lây nhiễm do tiếp xúc hoặc sinh hoạt chung với những người mắc bệnh: dùng chung khăn tắm, quần áo,... và có nguy cơ cao vào các mùa mưa, mùa hè, thời điểm giao mùa. 

Ai có nguy cơ bị zona thần kinh? 

Người đã bị bệnh thủy đậu.

Bệnh zona thường gặp nhất ở người trên 50 tuổi.

Suy yếu hệ thống miễn dịch, suy nhược cơ thể

Người sang chấn tinh thần

Phương pháp điều trị ung thư hoặc ung thư, chẳng hạn như bức xạ và hóa trị.

Sử dụng thuốc kéo dài.

Thuốc ngăn chặn từ chối của các cơ quan cấy ghép.

Các biến chứng của zona thần kinh

Zona thần kinh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dấn đến những biến chứng nguy hiểm như:

Đau sau zona kéo dài nhiều tháng lên đến cả năm.

Gây ra nhiễm trùng, viêm da tại chỗ.

Đau dây thần kinh.

Mất tầm nhìn, có thể gây mù lòa.

Vấn đề về thần kinh.

Viêm não, viêm màng não.

Các vấn đề về nghe.

Nhiễm trùng da.

Nếu mụn bệnh zona không điều trị đúng cách, nhiễm trùng da do vi khuẩn có thể phát triển

Lưu ý phòng và chữa bệnh zona thần kinh

Nghỉ ngơi nhiều và tránh các hoạt động vất vả trong khi đang hồi phục.

Tránh căng thẳng, chúng có thể làm đau đớn.

Kỹ thuật thư giãn, bao gồm nghe nhạc, có thể giúp đỡ.

Không gãi, sờ, chà sát, để nước bẩn và xà phòng, chất tẩy rửa dính vào vùng da tổn thương

Không làm vỡ mụn nước để tránh nguy cơ lây lan, nhiễm trùng

Giữ cho vùng da bị tổn thương sạch sẽ, khô thoáng, sát khuẩn bằng nước muối loãng hoặc nước sát khuẩn do bác sĩ chỉ định

Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chăm sóc vùng da bị tổn thương, không để quần áo cọ sát

Không tiếp xúc với phụ nữ mang thai, trẻ em, trẻ sơ sinh, người suy giảm miễn dịch, HIV, người chưa từng mắc thủy đậu, chưa tiêm vắc-xin phòng bệnh thủy đậu

Thực hiện các hoạt động khác như đọc sách, xem một bộ phim hoặc làm việc sở thích để quên đi đau nhức, ngứa ngáy

Tắm mát hoặc sử dụng đồ mát, áp ướt trên mụn vỉ có thể giúp làm giảm ngứa và đau đớn

Không tự ý sử dụng thuốc điều trị không theo chỉ định của bác sĩ, nên đi khám và điều trị với bác sĩ chuyên khoa thần kinh hoặc bác sĩ chuyên khoa da liễu để chắc chắn nguyên nhân gây bệnh.

 

Zona thần kinh nên ăn gì?

Thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C, B6, B12 và kẽm: cam, gan động vật, bơ,… để tăng cường sức đề kháng

Thực phẩm giàu lysine có trong sữa, cá, các loại đậu, pho mai

Bổ sung đầy đủ 2 lít nước/ ngày, khoáng chất, dưỡng chất

Zona thần kinh nên kiêng gì?

Thực phẩm giàu chất béo khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn và tổn thương lâu lành hơn

Rượu bia, chất kích thích làm giảm hệ thống miễn dịch, khiến virus lây lan mạnh hơn

Ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ socola, yến mạch, mầm lúa mì, dừa,… khiến virus varicella bùng phát mạnh và gây tổn thương sâu

Không ăn quá nhiều đường, gia vị, muối, tiêu, bột ngọt để vết thương nhanh lành

Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất béo, muối và chất bảo quản

Tránh một số loại hải sản dễ gây dị ứng như tôm, cua, sò, nghêu, hàu, ốc,…

 Sau đây là một số hình ảnh bệnh nhân điều trị tại  khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa Thành phố Thanh Hóa.

32298e8bd824277a7e35.jpg

77a4ac0cfaa305fd5cb2.jpg

 

 

Sáng: 7h30 - 11h30 | Chiều: 13h30 - 17h