Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
3887288

Câu chuyện về những chiến sĩ trở về từ tâm dịch Tỉnh Bình Dương

Hai tháng là khoảng thời gian mà đoàn công tác do Bác sĩ chuyên khoa II Trịnh Văn Lâm - Phó Giám Đốc bệnh viện cùng 2 điều dưỡng Đỗ Đức Anh và Lê Thanh Tâm của Bệnh viện Đa Khoa Thành Phố Thanh Hóa công tác tại Bệnh viện Becamex- Thành phố Thuận An- Tỉnh Bình Dương.

     Khi nhận nhiệm vụ của Sở Y tế Thanh Hóa đoàn công tác bệnh viện Đa Khoa Thành Phố không một chút nao núng, với tinh thần sục sôi và ý chí quyết chiến quyết thắng, ngày 15/8/2021 đoàn công tác do đồng chí Trịnh Văn Lâm làm trưởng cùng các đồng nghiệp ở các bệnh viện lên đường” Nam tiến” hỗ trợ Tỉnh Bình Dương nhằm hỗ trợ thành phố sớm kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh.Thực sự đây là một chuyến công tác vô cùng ý nghĩa, sự trở về của đoàn công tác là kết quả của những ngày tháng chiến đấu thật oanh liệt. Với bệnh nhân, họ là người tiếp xúc nhiều nhất, nhưng lộ mặt ít nhất. Bệnh nhân ra viện có thể dần trở lại cuộc sống bình thường, còn họ vẫn tiếp tục mặc đồ bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang bước ra tiền tuyến, kiên trì chiến đấu cho đến khi dịch bệnh bị đánh bại hoàn toàn.

     Tâm sự với chúng tôi Bác sĩ Chuyên khoa II- Trịnh Văn Lâm- Phó giám đốc bệnh viện Đa Khoa Thành Phố Thanh Hóa chia sẻ: Đoàn cán bộ y tế tỉnh Thanh Hoá được cử chi viện tới Bệnh viện Becamex- Thành phố Thuận An- Tỉnh Bình Dương là nơi điều trị và chăm sóc bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch. Mô hình hoạt động của bệnh viện chia 2 bộ phận gồm: Kế hoạch hành chính, hậu cần; và bộ phận cận lâm sàng. Công việc hằng ngày của bác sĩ, điều dưỡng trong đoàn là tổ chức cấp cứu cho bệnh nhân nguy kịch, chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân nặng, thường xuyên phải thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật về hồi sức tim phổi, lọc máu, mở khí quản, đặt nội khí quản, chăm sóc thở máy… cho đến những công việc như cho bệnh nhân ăn uống, cắt tóc, chải đầu, vệ sinh cá nhân; Chuyển tuyến, vệ sinh khoa phòng; Hồ sơ bệnh án, lĩnh phát thuốc, tiếp nhận tài trợ, báo ăn hàng ngày cho nhân viên và người bệnh… Với lượng bệnh nhân đông, áp lực công việc lớn, môi trường làm việc có nguy cơ lây nhiễm cao nhưng các y bác sĩ chưa bao giờ nản chí và có ý định bỏ cuộc. Chính thời gian tham gia cứu chữa bệnh nhân tại đây đã giúp đội ngũ y bác sĩ chúng tôi có thêm nhiều trải nghiệm, kinh nghiệm quý báu trong công tác phòng chống dịch COVID-19. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao và trở về nơi công tác Anh cũng muốn tri ân và gửi tặng các y bác sĩ sở tại - Bệnh viện dã chiến hồi sức cấp cứu số 01- Bình Dương: 700 bộ quần áo bảo hộ và 120 lọ thuốc ho bổ phế để nhằm động viên và cùng chia sẻ những lúc khó khăn này. Hai tháng có thể chỉ là quãng thời gian không dài nhưng với tinh thần, cảm xúc và trí tuệ trong một hoàn cảnh đặc biệt- sẽ mãi là một đoạn hồi ức không bao giờ quên.

      Điều dưỡng Đỗ Đức Anh cũng chia sẻ thời gian biểu của 1 ngày làm việc của đội phòng chống dịch Covid 19 tại bệnh viện Becamex từ 5h đã sáng dậy đánh răng rửa mặt, 5h30’ ra lấy đồ ăn sáng 6h xuống chờ xe bus và tập trung tất cả mọi người 6h10’ lên xe đến 6h50’ đến bệnh viện 7h sáng bắt đầu nhận ca và bàn giao ca của ca trực đêm ngày hôm qua (bàn giao ca trước 30p) ca trực gồm 4 Bác sĩ và 7 điều dưỡng trung bình điều trị khoảng 45-50 bệnh nhân. Một điều dưỡng làm hành chính ở ngoài buồng bệnh có nhiệm vụ cung cấp, vận chuyển thuốc và xét nghiệm, báo cáo bác sỹ chính và ghi những hồ sơ cần thiết còn lại 6 người tập trung vào tiêm truyền, kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn, tess đường huyết, lấy máu xét nghiệm, mẫu PCR , thay băng, giao nhận cơm sáng, phát cơm cho bệnh nhân, cho nước cất vào bình lọc oxy, thay bỉm, đổ bô vệ sinh , lấy nước uống vào chai cho bệnh nhân, hỗ trợ bệnh nhân ăn uống và luôn phải túc trực cấp cứu những trường hợp bệnh nhân diễn biến, ca trực 1 ngày cũng ít nhất khoảng 3 bệnh nhân cấp cứu ngừng thở và ngừng tuần hoàn . Đến 11h kíp trực chia 3 người đi ăn cơm trước và nghỉ ngơi đến 13h vào thay ca cho 3 người khác nghỉ ăn cơm. Đến 15h chiều tập trung vào cả để thực hiện y lệnh buổi chiều xoay vòng giống công việc lúc sáng, trung bình cứ 1 điều dưỡng theo dõi 1 phòng gồm 8-10 bệnh nhận. Xoay vòng liên tục đến 19h bàn giao ca cho ca trực mới

   Gần 2 tháng là quãng thời gian “trải nghiệm” khó quên trong cuộc đời của các chiến sĩ áo trắng của bệnh viện Đa Khoa Thành Phố. Dù mới chỉ một lần đặt chân tới thành phố Bình Dương những cái tên với câu chuyện của những con người nơi ấy thì luôn hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, những ngày thành phố đang “gồng mình” chống dịch, các y bác sĩ đã xung phong vào tâm dịch với mong muốn được góp sức nhỏ bé hỗ trợ tỉnh Bình Dương chống dịch. Trước lúc lên đường cũng đã xác định được những khó khăn sẽ gặp, nhưng không ngờ tới nơi mới thấy “cuộc chiến” này quá khốc liệt. Khi đến nơi, tất cả mọi thứ đều ngổn ngang, thiếu thốn, anh em trong khoa phải cùng nhau đi đẩy giường bệnh, máy thở... để chuẩn bị đón những bệnh nhân đầu tiên ngay đầu giờ chiều. Là khoa tiếp nhận điều trị những bệnh nhân nặng và nguy kịch từ các bệnh viện xung quanh chuyển đến nên công việc chính là đón bệnh mới, hồi sức, điều trị tích cực những bệnh nhân nặng tuyến dưới chuyển lên, hầu hết bệnh nhân phải hỗ trợ hô hấp như thở oxy lưu lượng cao, thở máy... chỉ cần một chút lơ là, bệnh nhân sẽ tử vong.

    Với đặc thù là bệnh truyền nhiễm nên bệnh nhân không được sự chăm sóc từ người nhà. Tâm lý hoang mang, tủi thân, suy nghĩ tiêu cực cùng với việc mệt mỏi do virus tấn công làm tình trạng bệnh của họ thêm trở nặng. Ngoài công việc tiêm thuốc, thực hiện y lệnh điều trị cho bệnh nhân, chăm sóc toàn diện người bệnh với những công việc không tên: động viên tinh thần bệnh nhân, cho bệnh nhân ăn, uống sữa, thay bỉm tã cho bệnh nhân, rồi cắt tóc, lau người, gội đầu…

    Hầu hết là người lớn tuổi nhiều bệnh nền, thể trạng yếu cùng với tinh thần không hợp tác do chưa có những kiến thức phòng chữa bệnh nên điều dưỡng là nhân lực phải thường xuyên phải động viên, giải thích, khích lệ bệnh nhân yên tâm hợp tác điều trị. Một buổi trực mệt nhoài  do tiếp nhận và thực hiện các y lệnh điều trị… các mối nguy cơ lây nhiễm luôn rình rập, bởi mọi công tác chăm sóc bệnh nhân đều diễn ra với khoảng cách gần, mặt khác bệnh nhân ở đây đều là những bệnh nhân nặng, khó thở nhiều, việc ho, thở hắt vào mặt hay người là chuyện bình thường. Có những ca cần đặt nội khí quản thì nguy cơ lây nhiễm còn cao hơn… Khó khăn là vậy. Nhưng niềm vui, niềm hạnh phúc khi bệnh nhân vượt qua bạo bệnh, có thể hoà nhập với cộng đồng, đoàn tụ với gia đình là nguồn động viên an ủi to lớn nhất đối với mỗi y bác sĩ.

    Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thành Phố Thanh Hóa- Thầy thuốc ưu tú bác sĩ chuyên khoa II Lê Tiến Toàn phát biểu: Thực hiện lời kêu gọi toàn dân, toàn quân chung tay phòng chống dịch COVID-19 của Chính phủ, Bộ Y tế, tỉnh Thanh Hoá, nhiều “chiến binh áo trắng” đã xung phong lên đường vào tâm dịch. Họ đều là những cán bộ y tế có kinh nghiệm, có bản lĩnh vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, có trình độ chuyên môn tốt, có tình thương và lòng nhân ái với bệnh nhân. Họ đã hy sinh những quyền lợi cá nhân để xung phong lên đường vào tâm dịch mà không quản ngại khó khăn, vất vả, nguy hiểm.

     Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, những “chiến binh ” trở về mang theo rất nhiều kinh nghiệm quý, cách làm hay trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Đây sẽ là những nguồn nhân lực quý giá cho các cơ sở y tế trong công tác điều trị bệnh nhân COVID-19.

 * Sau đây là một số hình ảnh:

z2921988265123_a5963e2e8ba23797002b9720c5452f62.jpg
( Đồng chí: Trinh Văn Lâm - Bác sĩ CK II- Phó GĐ BV Đa Khoa Thành Phố)
ad4129bceb50230e7a41.jpg

525a2197e37b2b25726a.jpg

df2e736f8e8346dd1f92.jpg

55254a44b6a87ef627b9.jpg

7302c89b3a44f21aab55.jpg

f823754d989250cc0983.jpg

1bbfff280df7c5a99ce6.jpg


2b696fd8d3301b6e4221.jpg

5b82983724dfec81b5ce.jpg 
5102edb151599907c048.jpg

5699e92c55c49d9ac4d5.jpg


bdd49a67268feed1b79e.jpg

 e2009aea6606ae58f717.jpg
2d957dfebf12774c2e03.jpg

Sáng: 7h30 - 11h30 | Chiều: 13h30 - 17h