Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
3887288

CÙNG TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ BỆNH NHỒI MÁU NÃO- KHOA CẤP CỨU- BVĐKTP

 

Nhồi máu não chiếm từ 70-80% các trường hợp đột quỵ  xảy ra do thiếu sự cung cấp máu lên não, khác với xuất huyết não bắt nguồn từ tình trạng chảy máu não nhưng có thể chữa khỏi trong khi bệnh nhân bị xuất huyết não dễ tử vong hoặc tàn phế.

Nguyên nhân bệnh Nhồi máu não:

Do huyết khối ở động mạch não (thrombosis): là quá trình xuất phát từ tổn thương thành mạch tại chỗ, sau đó tổn thương lớn dần lên rồi gây hẹp hoặc tắc động mạch não

Do tắc mạch (embolism): cục tắc bắt nguồn từ hệ thống tim mạch (từ tim hay mảng xơ vữa) hoặc ngoài tim như bóng khí, tổ chức dập nát phần mềm của cơ thể), theo hệ thống tuần hoàn lên não, đến nơi động mạch hẹp hơn kích thước của nó sẽ nằm lại và gây tắc mạch

Các số liệu cụ thể về nguyên nhân gây nên nhồi máu não bao gồm:

Xơ vữa huyết khối của mạch máu lớn chiếm 50% gồm 45% mạch máu lớn ngoài sọ và 5% mạch máu lớn trong sọ

Huyết khối từ tim như bệnh van tim, rung nhĩ, … chiếm 20%

Tắc các mạch máu nhỏ trong não chiếm 25%

Bệnh động mạch không xơ vữa và bệnh về máu đều chiếm dưới 5%

Triệu chứng bệnh Nhồi máu não:

Đau đầu, buồn nôn, nôn

Rối loạn ý thức

Rối loạn cơ tròn kiểu trung ương: bí đái, đái dầm, táo bón

Rối loạn thần kinh thực vật: rối loạn về sinh hiệu

Co giật, rối loạn tâm thần

Hội chứng màng não: đau đầu, táo bón, nôn, Kernig (+)

đau nửa đầu







Hội chứng động mạch cảnh trong:

Mất thị lực bên động mạch bị tổn thương

Liệt nửa người bên đối diện (liệt trung ương)

Giảm áp lực võng mạc trung tâm

Triệu chứng có thể hồi phục một phần hoặc hoàn toàn nếu động mạch chưa tắc hoàn toàn

Hội chứng động mạch não trước:

Liệt nửa đối diện bên tổn thương

Nửa người trái mất tác dụng do tổn thương thể chai

Rối loạn cơ vòng do tổn thương tiểu thùy cạnh trung tâm

Hội chứng động mạch não giữa:

Đối với tổn thương ở gốc động mạch thì triệu chứng lâm sàng rất nặng như liệt hoặc mất cảm giác nửa người bên đối diện tổn thương,rối loạn ngôn ngữ và ý thức

Đối với tổn thương nhánh nông gây liệt không đồng đều nửa bên đối diện, ưu thế ở mặt và tay hơn là chân kèm rối loạn cảm giác

Đối với tổn thương nhánh sâu sẽ gây liệt đồng đều nửa bên đối diện tổn thương nhưng không có rối loạn cảm giác đi kèm. Bệnh nhân có thể bị rối loạn ngôn ngữ nếu nửa tổn thương bán cầu trội

Đối với tổn thương động mạch não giữa bán cầu trội, triệu chứng thường rối loạn ngôn ngữ vận động hoặc ngôn ngữ giác quan, khả năng xác định trái phải, khả năng tính toán, viết, thậm chí mất nhận thức cơ thể

Hội chứng động mạch màng mạch trước:

Bệnh nhân liệt đồng đều toàn bộ nửa người trước, mất cảm giác nửa người kiểu đồi thị, bán manh đồng danh, tăng trương lực cơ và rối loạn thần kinh thực vật nửa người đối diện, không xuất hiện rối loạn ngôn ngữ

Hội chứng động mạch đốt sống thân nền:

Triệu chứng sẽ rất nặng nếu tổn thương toàn bộ động mạch đốt sống thân nền như: rối loạn trương lực cơ, duỗi cứng mất não, liệt các dây thần kinh sọ VII, IX, XI, XII, rối loạn thần kinh thực vật nặng, tiên lượng bệnh nhân xấu và dễ tử vong

Tổn thương động mạch thân nền không hoàn toàn có thể gây hội chứng liệt hành não (liệt tứ chi trung ương kết hợp liệt các dây thần kinh sọ ngoại vi cả hai bên)

Tổn thương động mạch thân nền còn gây nên hội chứng tiểu não

Đối tượng nguy cơ bệnh Nhồi máu não

Người có nguy cơ cao bị nhồi máu não cấp thường là những người mắc những bệnh làm gia tăng khả năng hình thành huyết khối bất thường hoặc bệnh làm tổn thương lớp lót trong của động mạch não như: bệnh tim, bệnh mạch máu não, cao huyết áp, tiểu đường và chứng rối loạn đông máu

Người hút thuốc lá, nghiện rượu bia

Người có tiền sử bị béo phì, ít vận động, cholesterol cao, stress cũng dễ dẫn tới nhồi máu não kể cả với người trẻ

Phòng ngừa bệnh Nhồi máu não

Tránh các yếu tố nguy cơ bằng cách xây dựng một lối sống lành mạnh và tích cực như: không hút thuốc lá, các chất kích thích, hạn chế rượu bia, duy trì một chế độ ăn lành mạnh nhiều rau, hoa quả cùng với tập thể dục thường xuyên để giảm nguy cơ béo phì, hạn chế ăn mặn và mỡ động vật

Cần điều trị triệt để hoặc kiểm soát tốt các bệnh lý như: đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ, bệnh lý tim mạch thông qua các biện pháp như đo huyết áp hằng ngày, kiểm soát đường và mỡ trong máu

Bệnh nhân và người nhà cần lưu ý những dấu hiệu cần để nhận biết tai biến mạch máu não đó là FAST (nhanh) là các chữ cái viết tắt của:

Face (mặt): bệnh nhân cười hoặc nhe răng, một bên không cử động

Arm (tay): cánh tay một bên yếu hơn bên kia khi đồng thời giơ cả hai tay lên

Speech (lời nói): nói đớ líu lưỡi, dùng từ không thích hợp hoặc câm lặng

Time (thời gian): nếu nghi ngờ có một trong các triệu chứng trên thì cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện ngay và ghi nhớ thời gian khởi phát triệu chứng

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Nhồi máu não

Triệu chứng lâm sàng: thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng điển hình như: đau đầu, nôn hoặc buồn nôn, liệt nửa người, rối loạn ý thức hoặc rối loạn vận động

Chụp cắt lớp vi tính (CT scanner): trong giai đoạn tối cấp (3-6 giờ) của nhồi máu não, các thay đổi trên hình ảnh chụp cắt lớp não rất kín đáo, có thể thấy những hình ảnh sớm như: mất ranh giới chất xám, mờ rãnh cuộn não, hẹp khe Sylvius, mất dải băng thùy đảo, hẹp não thất và bể đáy, tăng tỷ trọng các mạch máu trong khu vực đa giác Willis do cục máu đông đặc biệt giữa động mạch não giữa. Khi đã hình thành ổ nhồi máu não thì CT scanner sẽ cho hình ảnh giảm tỷ trọng ở vùng vỏ não, vùng dưới vỏ hoặc vùng chất trắng hoặc chất xám trong sâu theo vùng chi phối tưới máu của động mạch

Chụp cộng hưởng từ (MRI): ổ nhồi máu não giảm nhẹ tín hiệu trên ảnh T1W, tăng tín hiệu trên ảnh T2W ở giai đoạn cấp. Tiêm thuốc đối cản quang thấy ổ tổn thương ngấm thuốc

Các biện pháp điều trị bệnh Nhồi máu não

Điều trị tiêu huyết khối: là điều trị đặc hiệu của nhồi máu não nhưng để áp dụng được thì bệnh nhân cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn xét nghiệm và thời gian, trong đó thời gian kể từ khi khởi phát phải không quá 3 giờ

Sử dụng aspirin và các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu khác: được sử dụng ở tất cả các trường hợp đột quỵ nhồi máu não ngoại trừ bệnh nhân bị dị ứng hoặc không dung nạp aspirin hoặc đang cân nhắc dùng thuốc tiêu huyết khối. Heparin và các thuốc chống đông khác chỉ được chỉ định điều trị trong trường hợp nhồi máu não có rung nhĩ, bệnh van tim hoặc ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu

Điều trị thuốc hạ huyết áp: tăng huyết áp là nguy cơ chính của đột quỵ não nên điều trị hạ huyết áp là cần thiết đối với cả bệnh nhân tăng huyết áp chưa đột quỵ và bệnh nhân đã có nhồi máu não

Điều trị đái tháo đường trong đột quỵ não: bệnh nhân nhồi máu não có bệnh kèm đái tháo đường được khuyến cáo điều trị để mức đường huyết về bình thường và HbA1c dưới 7%

Chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não cần lưu ý những biện pháp sau:

Giữ vệ sinh cá nhân cho người bệnh: vệ sinh của người nhồi máu não bị liệt sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc, người bị liệt không tự chủ về việc đại tiểu tiện nên dễ dẫn đến viêm đường tiết niệu. Người chăm sóc cần vệ sinh cẩn thận và lau khô cho bệnh nhân sau khi đại tiểu tiện để tránh viêm nhiễm

Đề phòng loét da do nằm lâu: loét thường gặp ở những chỗ tỳ đè nhiều như vùng cùng cụt, hai gót chân, bả vai, lưng, mông. Cần cho bệnh nhân nằm đệm hơi hoặc đệm nước, nghiêng trở mỗi 2 giờ và xoa bóp nhẹ nhàng vùng bị tỳ đè nhiều

Đề phòng biến chứng về hô hấp: các bệnh lý về đường hô hấp do nằm lâu và ít vận động như viêm phổi, tắc nghẽn đường thở do ứ đọng đờm dãi cũng có thể xảy ra, do đó cần cho bệnh nhân ngồi dậy, vỗ rung vùng lưng hằng ngày để bệnh nhân dễ khạc đờm dãi hơn.

 

Nhồi máu não hay còn gọi là tắc mạch máu não là dạng của bệnh tai biến mạch máu não, xảy ra khi một vùng não không được cung cấp đầy đủ lượng máu cần thiết do hẹp hay tắc một động mạch não hoặc do hạ huyết áp. Phần não bị ngừng cung cấp máu gọi là thiếu máu não còn vùng não bị hoại tử do sự thiếu cung cấp máu này được gọi là nhồi máu não. Bệnh nhân mắc bệnh nhồi máu não cấp có nguy cơ tử vong  nhanh và gặp nhiều di chứng nặng nề khó hồi phục.bệnh nhồi máu não cấp

Nguyên nhân gây bệnh nhồi máu não cấp

Có nhiều nguyên nhân gây nhồi máu não như xơ vữa huyết khối của mạch máu lớn, tắc các mạch máu nhỏ trong não. Ngoài ra, các bệnh tim gây cục huyết khối như bệnh van tim, rung nhĩ, bệnh động mạch không xơ vữa và các bệnh về máu cũng có thể gây ra bệnh nhồi máu não.

Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ gây bệnh hay gặp là hút thuốc lá, thuốc lào, hít nhiều khói thuốc lá; ăn nhiều thực phẩm chứa cholesterol, ít ăn rau, ăn quá mặn, quá ngọt; người mắc bệnh tăng huyết áp; lượng đường trong máu cao; người ít hoạt động thể chất hoặc có thành viên trong gia đình bị xơ vữa động mạch;  môi trường sống bị ô nhiễm…

Triệu chứng của bệnh nhồi máu não cấp

Những triệu chứng của bệnh nhồi máu não rất đa dạng, phụ thuộc vào mức độ tổn thương cũng như vị trí vùng não bị tổn thương, bệnh nhân thường gặp một số triệu chứng như sau:

– Đau đầu: Đau đầu dữ dội, đột ngột mà không rõ nguyên nhân kèm theo các triệu chứng khác như hoa mắt, chóng mặt, khó thở, tức ngực, đi lại loạng choạng, choáng váng, mắt mờ nhìn không rõ, tối sầm mặt mày,..

– Liệt nửa người: Cơ thể bệnh nhân thường rất yếu, mất cảm giác nửa người hoặc tê liệt toàn thân, không phối hợp được các hoạt động tay chân và thân người.

– Méo miệng, liệt mặt, khó nói hoặc nói ngọng thậm chí không nói được, nôn ói, miệng chảy nước dãi.

– Rối loạn ý thức, suy giảm trí nhớ, lú lẫn, không thể nhận biết rõ xung quanh. Có biểu hiện co giật, đại tiểu tiện không tự chủ hoặc rơi vào hôn mê.

bệnh nhồi máu não cấpđau nửa đầu

Điều trị cho bệnh nhân nhồi máu não cấp

Việc điều trị bệnh nhồi máu não cấp rất khó khăn và phức tạp, bệnh nhân cần phải được nhập viện cấp cứu ngay và theo dõi sát diễn biến của bệnh, điều trị tích cực thì mới nhanh chóng hồi phục.

– Khi cấp cứu bệnh nhân được làm các xét nghiệm, chụp chiếu não, đánh giá và chẩn đoán chính xác ổ nhồi máu để dùng thuốc điều trị phù hợp giúp làm tan các cục huyết khối, phục hồi các mạch máu bị tắc, vùng não bị thương tổn hay hạn chế gây chết tế bào thần kinh, giúp bệnh nhân hồi phục trở lại.

– Bệnh nhân cần được cấp cứu kịp thời các yếu tố ảnh hưởng tới chức năng sống như sốt cao, cao huyết áp, đường huyết cao…

– Phòng và điều trị những biến chứng nội khoa như nuốt sặc gây viêm phổi, viêm đường hô hấp, trào ngược dạ dày thực quản, nghẽn mạch phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu, nhiễm khuẩn,  chảy máu thứ phát,  phù não co giật, viêm loét do bị liệt…

Phòng chống bệnh nhồi máu não

Cách phòng ngừa bệnh tốt nhất là phát hiện sớm và điều trị tích cực các yếu tố nguy cơ gây nhồi máu não như tăng huyết áp, đái tháo đường, các rối loạn nhịp tim, bệnh van tim.

Cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh như tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, giảm ăn mặn và thức ăn chứa nhiều cholesterol; hạn chế rượu bia, phòng tránh thừa cân, béo phì…

Tập thể dục thể thao mỗi ngày, bỏ hút thuốc lá, thuốc lào; tránh căng thẳng, lo âu về thể chất và tinh thần… sẽ giúp bạn phòng chống bệnh nhồi máu não hiệu quả.

Dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn chặn sự hình thành mảng xơ vữa, thuốc giảm cholesterol, thuốc hạ huyết áp…

Khi xuất hiện một trong những triệu chứng trên nên đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời tránh các biến chứng xấu nhất có thể xảy ra. Tuyệt đối không để bệnh nhân ở nhà thực hiện các biện pháp sơ cứu dân gian như cạo gió, nặn máu, chích lễ… sẽ rất nguy hiểm.

Là một trong những bệnh viện cấp Thành phố với chất lượng dịch vụ hàng đầu, môi trường y tế chuyên nghiệp và thân thiện Bệnh viện Đa khoa Thành phó Thanh Hóa với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm giỏi chuyên môn cùng cơ sở vật chất hiện đại đã giúp điều trị hiệu quả nhồi máu não cho rất nhiều bệnh nhân, giúp họ khỏe mạnh để hòa nhập với cuộc sống.


Sáng: 7h30 - 11h30 | Chiều: 13h30 - 17h